
Rất nhiều người nghĩ rằng việc thể bẻ đôi viên thuốc uống cũng không hại. Việc này là hoàn toàn sai lầm bở có những loại thuốc tuyệt đối không được bẻ nhỏ để uống
- Dược sĩ cảnh báo việc lạm dụng thuốc chống táo bón?
- Thai phụ dùng paracetamol làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen
Dược sĩ tư vấn dưới đây là các loại thuốc cần uống nguyên vẹn hoặc giữ nguyên vẹn dạng viên cho đến khi xử lý đặc biệt trong sử dụng.
Nội dung bài viết
Dạng thuốc bao tan ở ruột
Đây là dạng thuốc giúp thuốc không tan rã ở dạ dày mà chỉ tan rã ở đầu ruột non tức tá tràng và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của thuốc bao tan ở ruột là:
- Ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày.
- Ngăn ngừa dược chất bị hủy hoại bởi acid dịch vị.
Dạng thuốc phóng thích dược chất kéo dài
Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc, sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài (phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ, vì vậy chỉ cần uống thuốc 1 hoặc 2 lần trong ngày thay vì uống 3-4 lần đối với dạng thuốc cổ điển cho tác dụng nhanh).
Đặc biệt, dạng thuốc này chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định.
Ngoài 2 dạng thuốc cần uống nguyên vẹn, không được bẻ nhỏ, mở viên nang, nhai, nghiền kể trên, còn có một số dạng thuốc cần nguyên dạng viên trước khi được xử lý đặc biệt trong sử dụng, đó là:
Thuốc ngậm dưới lưỡi
Thuốc loại này không được nghiền, bẻ nhỏ mà phải giữ nguyên vẹn để đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan. Bởinếu bẻ nhỏ, nghiền nát sẽ phá vỡ và làm hỏng dạng thuốc. Thí dụ Sorbitrate Sublingual, Ergomar.
Dạng thuốc sủi bọt
Đây là dạng thuốc phải giữ nguyên viên, không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi bọt hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống. Nên lưu ý dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat hoặc natri carbonat (khi hòa vào nước sẽ phản ứng với acid citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt), tức thuốc sủi bọt luôn chứa natri có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối. Vì vậy, người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt.
Thuốc chứa dược chất rất đắng hoặc gây hại cho một số người nếu tiếp xúc
Một số thuốc khác: Betapen-VK, Cipro, Ceftin, Desyrel, Equanil… là thuốc phải uống nguyên vẹn viên. Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.
Một số thuốc như Dolobid, Feldene, Posicor nếu cà nhuyễn hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng, gây ngứa khó chịu ở da.
Leave a Reply