
Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người, gây viêm loét dạ dày và các bệnh lý liên quan khác. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan tới vi khuẩn Hp qua bài viết này nhé!
- Những biểu hiện phổ biến khi bị sốc thuốc tránh thai
- Dùng thuốc giảm đau như thế nào đem lại hiệu quả tốt nhất?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP là gì?
Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.
Vậy vì sao vi khuẩn Hp sống được trong dạ dày? Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn Hp tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Hp thường lo lắng không biết vi khuẩn Hp có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.
Sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày người
Sau khi đã biết vi khuẩn Hp là gì, bạn cần hiểu thêm về môi trường hoạt động của loại vi khuẩn này.
Sự xuất hiện của vi khuẩn Hp trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày tới từ việc chúng đã đồng hành cùng con người trên trái đất hàng ngàn năm qua. Qua thời gian, chúng đã tiến hóa để thích nghi với môi trường acid mà không bị ảnh hưởng gì.
Vi khuẩn Hp chứa men Urease có khả năng chuyển hóa Ure trong dạ dày thành khí Carboninc và Amoniac làm trung hòa môi trường acid dạ dày. Hệ thống lông roi linh hoạt giúp vi khuẩn Hp nhanh chóng di chuyển tới vị trí trong dạ dày, loại bỏ sự tác động kéo dài của acid dịch vị. Địa điểm trú ẩn ưa thích của vi khuẩn Hp nằm ở giữa lớp chất nhày với lớp niêm mạc dạ dày, nơi vốn có độ acid khá cao so với acid chung trong dạ dày. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp còn tự mình nâng cấp các khả năng tránh né hệ miễn dịch của cơ thể con người, giúp chúng vẫn tồn tại dù cho có bị cố gắng loại bỏ.
Những yếu tố giúp vi khuẩn Hp gây bệnh
Trên 50% dân số thế giới có sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày của mình. Con số này ở các nước công nghiệp là khoảng 30% – 50%. Còn với các nước đang phát triển như Việt Nam thì lên tới khoảng 80%. Vậy nên, vấn đề tìm hiểu hiểu vi khuẩn Hp là gì ngày càng trở nên phổ biến. Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cũng cho biết, không phải cứ có vi khuẩn Hp là sẽ bị bệnh dạ dày. Để gây bệnh, vi khuẩn Hp cũng cần sự trợ giúp của một vài yếu tố sau:
– Nhóm máu: người có nhóm máu A có tỉ lệ ung thư dạ dày do Hp cao hơn các nhóm khác; trong khi người có nhóm máu O có tỉ lệ loét dạ dày do Hp cao hơn các nhóm còn lại.
– Tuổi tác: tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi. Nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh di vu khuẩn Hp không cao.
– Mức độ nhạy cảm của cơ thể: những gia đình, nhóm người có người mắc bệnh do vi khuẩn Hp thì thường có nguy cơ mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp cao hơn.
– Chủng vi khuẩn: các chủng vi khuẩn Hp ở Nhật Bản, Việt Nam có độc tính gây bệnh cao hơn các chủng vi khuẩn Hp ở phương Tây và các vùng khác.
Tác hại của vi khuẩn Hp cho dạ dày
Theo trang Tin tức Y Dược chia sẻ những tác hại của vi khuẩn Hp cho dạ dày cụ thể như sau:
Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày
Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm Hp không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày
Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.
Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
Ung thư dạ dày
Nhiễm vi khuẩn Hp gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm Hp. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày
Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn Hp sẽ làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày.
Leave a Reply