Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa
5 (100%) 1 vote

Thời điểm giao mùa là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây thường là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp

Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa như: cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ tái phát như: hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… sẽ có những đợt cấp rồi trở nặng khi gặp điều kiện thuận lợi.

Tại sao các bệnh đường hô hấp thường gặp vào lúc giao mùa?

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM thay đổi khí hậu vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày. Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.

Siêu vi gây bệnh đường hô hấp ví dụ như virus cúm phát triển dễ dàng hơn vào thời tiết lạnh so với mùa nóng.

Không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Vào mùa lạnh ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều ngày không nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi nảy nở hơn nữa.

Một số thường bệnh thường gặp lúc giao mùa

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng. Nhiễm trùng mạn tính là những bệnh xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian, đặc biệt khi chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông khi mọi người dành nhiều thời gian hơn trong nhà và tạo thành nhóm người. Do số lượng vi trùng gia tăng và nhiều người tiếp xúc gần với nhau khiến những vi trùng dễ lây lan hơn.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, hiện nay có rất nhiều vi trùng gây bệnh đường hô hấp có thể truyền từ người này sang người khác bằng cách hít vào những giọt nước bọt từ người bệnh lúc họ ho hoặc hắt hơi hay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc sờ chạm vào bề mặt có virus gây bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hô hấp thường do vi khuẩn hoặc virus. Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh nhưng virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh, mặc dù thuốc kháng virus có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Đối với người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính thì bác sĩ dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải để chẩn đoán và điều trị.

Các bệnh điển hình trong nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi, viêm họng liên cầu khuẩn và cúm.

Bệnh hen suyễn

Theo trang Tin tức Y Dược thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa virus vào cao điểm, điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:

  • Nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông.
  • Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm vi-rút.

Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời…đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*