Phương pháp điều trị bệnh thận mạn theo y học cổ truyền

Phương pháp điều trị bệnh thận mạn theo y học cổ truyền
5 (100%) 1 vote

Trong nghiên cứu của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đánh giá ảnh hưởng của châm cứu và xoa bóp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Các triệu chứng trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi được thuyên giảm, chất lượng giấc ngủ được cải thiện, các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau, chuột rút,  hội chứng chân không yên được ghi nhận thuyên giảm tần suất xuất hiện.

Phương pháp điều trị bệnh thận mạn theo y học cổ truyền

Trong nghiên cứu đánh giá

Châm cứu cải thiện độ lọc cầu thận được thực hiện năm 2017 bởi Jung-Shen Yu và cộng sự, sử dụng các huyệt Họp cốc (hai bên), Túc tam lý (hai bên), Thái khê (hai bên), điện châm 2 Hz Túc tam lý và Thái khê, 1 lần/tuần trong 12 tuần.  Nồng độ creatinine huyết thanh và mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) được đo ở 3 tháng. Kết quả cho thấy sau 3 tháng, nồng động creatinine giảm và độ lọc cầu thận ước đoán eGFR tăng. Qua đó nghiên cứu cung cấp một phương pháp khả thi để điều trị BTM.

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì đối với điều trị không dùng thuốc, các phương pháp như xoa bóp, châm cứu hay các bài tập dưỡng sinh có thể hỗ trợ tốt trong việc cải thiện các triệu chứng như mất ngủ, các triệu chứng đau, tê, chuột rút, triệu chứng mệt mỏi uể oải,… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó việc điều trị gốc bệnh bằng châm cứu cũng là vấn đề cần quan tâm. Ứng với mỗi hội chứng bệnh sẽ có pháp trị và công thức huyệt tương ứng. Nghiên cứu sử dụng Thái khê giúp bổ Thận, Túc tam lý giúp bổ Tỳ, tuy nhiên thử nghiệm áp dụng cho cho các bệnh nhân mà không khảo sát thể lâm sàng của người bệnh, vì vậy chỉ có thể kết luận tương đối tính hiệu quả của phương pháp này. Qua đây thấy được rằng việc chẩn đoán bệnh YHCT rất cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị cũng như áp dụng vào nghiên cứu.

Theo một nghiên cứu phân tích dữ liệu sử dụng các thuốc YHCT tại Trung Quốc áp dụng trên bệnh nhân BTM được thực hiện năm 2020, nghiên cứu đã phân tích hồi cứu 299 đơn thuốc của 166 bệnh nhân BTM đang điều trị YHCT. Các loại dược liệu được sử dụng thường xuất nhất thường xuyên nhất để điều trị  BTM là Sơn dược (Rhizoma Dioscoreae), Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.), Hoàng kỳ (Radix Astragali), Bạch phục linh (Poria cocos), Bạch truật (Rhizoma Atractylodis), Thái tử sâm (Radix Pseudostellariae), Sơn thù (Fructus Corni).

Các vị thuốc chủ yếu mang tính ôn, bình và hàn. Vị chủ yếu là vị ngọt, sau đó là đắng. Quy kinh chủ yếu là quy kinh Túc Thái Âm Tỳ, kinh Túc Quyết Âm Can, kinh thủ Thái Âm Phế, kinh Túc Dương Minh Vị và kinh Túc Thiếu Âm Thận. Ba pháp trị thường gặp nhất là là bổ hư, thanh nhiệt và lợi thủy thẩm thấp.

trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo đông y

Một nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên

Có đối chứng thực hiện tại Trung Quốc với 908 bệnh nhân BTM giai đoạn 5 (không chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc) áp dụng tại 29 bệnh viện hạng A trên khắp Trung Quốc 07/2014 đến tháng 04/2019 được phân thành 2 nhóm: nhóm điều trị Tây y đơn thuần và nhóm điều trị kết hợp Tây y và thuốc YHCT.  Các phương pháp dùng thuốc YHCT được áp dùng gồm 3 hình thức: thuốc sắc, thuốc thành phẩm, dịch thụt tháo.

Theo ghi nhận của giảng viên khoa y học cổ truyền trường trung cấp dược hà nội cho biết thuốc sắc được kê toa bởi các bác sĩ lâm sàng sau khi đã chẩn đoán bệnh theo YHCT, các vị thuốc ghi nhận thường được sử dụng gồm có Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật, Hoài Sơn, Sinh địa,…. Thuốc thành phầm YHCT gồm có thuốc bột Niệu Độc Thanh (dịch chiết Tam thất, Kim Thủy Bảo (金水宝) , Hoàng Quỳ (黄蜀),…Dịch thụt tháo thành phần gồm có Đại hoàng, Mẫu lệ và Bồ công anh, được thực hiện 7-15 lần mỗi 4 tuần. Nghiên cứu này cho thấy rằng khi kết hợp giữa thuốc YHCT và thuốc Tây y có thể giúp giảm tần suất chạy thận nhân tạo và trì hoãn thời gian lọc máu ở bệnh nhân BTM giai đoạn 5.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*