
Thận ứ nước đang ngày càng phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, chính vì vậy bác sĩ thường dựa vào nguyên nhân và có những phương pháp điều trị nào?
- Bài xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
- Tìm hiểu những loại loãng xương thường gặp
- Lạm dụng thuốc an thần chữa mất ngủ lợi ít hại nhiều
Những cấp độ của bệnh nhân bị thận ứ nước
Nội dung bài viết
TÌM HIỀU TÌNH TRẠNG THẬN Ứ NƯỚC LÀ GÌ?
Thận ứ nước tiếng anh là Hydronephrosis. Đây là tình trạng thận bị tổn thương khi căng chướng hoặc giãn nở do bị ứ đọng nước tiểu. Thận ứ nước có thể xảy ra ở một bên thận hoặc cả hai bên thận. Tình trạng này khiến cấu trúc tế bào thận bị tổn thương dẫn đến chức năng của thận bị suy giảm.
Nếu tình trạng thận ứ nước kéo dài vài tuần đến vài tháng sẽ tiến triển thành mãn tính. Khi đó, các triệu chứng bệnh nặng hơn, hai quả thận đều bị tổn thương, dần dần tiến triển thành bệnh suy thận.
Bệnh thận ứ nước xảy ra ở mọi độ tuổi, cả trẻ em và người lớn.
CÓ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THẬN Ứ NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?
Theo Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay, mục tiêu của quá trình điều trị bệnh thận ứ nước:
- Khơi thông dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang, sang niệu đạo và ra ngoài. Từ đó giảm được áp lực, phòng ngừa ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Đối với người bệnh thì giảm được đau đớn khó chịu và phòng tránh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Dựa vào nguyên nhân gây thận ứ nước mà các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị thận ứ nước thường được sử dụng:
Thuốc nam
Một số bài thuốc nam chữa thận ứ nước được lưu truyền từ xa xưa như:
- Bông mã đề
- Râu ngô
- Kim tiền thảo
- Xích đồng
- Cỏ xước
- …
Chữa thận ứ nước bằng thuốc nam giúp khơi thông dòng chảy của nước tiểu, làm giảm viêm nhiễm, sưng ở thận, giảm áp lực lên thận. Đồng thời phục hồi chức năng thận và phòng ngừa biến chứng suy thận xảy ra.
Thuốc tây
Các loại thuốc tây y được bác sĩ kê đơn trong chữa thận ứ nước gồm có: Kháng sinh và thuốc giảm đau.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đủ đủ liều lượng để ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn.
Tia laser
Thận ứ nước do sỏi thận gây ra thì có thể sử dụng tia laser để điều trị. Các sóng xung kích bắn vào viên sỏi nhằm làm vỡ sỏi thành nhiều mảnh sỏi nhỏ hơn, dễ dàng đi qua đường tiết niệu ra ngoài.
Biện pháp điều trị bằng tia laser không gây đau đớn nhiều như phẫu thuật nhưng cần phải tiến hành bắn tia laser nhiều lần.
Sử dụng steroid
Thuốc steroid được sử dụng trong chữa thận ứ nước nhờ khả năng ngăn ngừa và hạn chế axit uric (chất gây ung thư trong sỏi).
Sử dụng loại thuốc thuốc steroid nào sẽ phụ thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Đặt ống thông bàng quang
Đây là biện pháp điều trị thận ứ nước được chỉ định cho bệnh nhân có đường tiết niệu bị quá hẹp. Đường tiết niệu quá hẹp gây cản trở quá trình di chuyển của nước tiểu từ thận đến bàng quang và ra ngoài. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông bàng quan để tháo nước tiểu nhằm giảm áp lực lên thận, giảm đau quặn bụng cho người bệnh.
Đặt ống thông bàng quang chỉ là cách điều trị thận ứ nước tạm thời để giúp người bệnh có thời gian chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật.
Phẫu thuật
Bệnh thận ứ nước tiến triển vào giai đoạn nặng hơn (độ 3, 4), thận bị viêm, sưng phình to gây đau đớn mạnh mẽ ở người bệnh. Khi đó, biện pháp điều trị được áp dụng là phẫu thuật lấy sỏi niệu quản, cắt bỏ các khối u gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu.
Cần phòng tránh bệnh thận ứ nước càng sớm càng tốt
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THẬN Ứ NƯỚC
Để phòng ngừa thận ứ nước cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Uống nhiều nước, hàng ngày uống từ 2 – 2,5 lít nước nếu bị sỏi thận. Có thể là nước lọc, nước mã đề, nước râu ngô, nước kim tiền thảo giúp tiêu sỏi.
Trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì cần phải:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Tắm nước sạch, không tắm rửa ở vùng bị ô nhiễm như ao hồ.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, khi lau rửa chỉ lau từ trước ra khoi không lau ngược lại dễ xảy ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng.
Leave a Reply